AMSTUDIO chia sẻ cách chụp “Đồ ăn chuyển động” trong Food Photography

Chup Do An Chuyen Dong Trong Food Photography (5)

Có bao giờ bạn lướt trên mạng và thấy nhiều bức ảnh đẹp chụp đồ ăn với các thao tác chuyển động như: Rót nước, đổ nước sốt, rắc bột lên bánh,…

Bạn tự hỏi làm thế nào để chụp được như vậy đúng không?

Thật hay là mình có thể chia sẻ những cách để chụp được một bức ảnh chuyển động chỉ trong 1 vài bước đơn giản.

Và thậm chí là bạn cũng có thể tự làm mà không cần người mẫu luôn, rất đơn giản.

Hôm nay AMSTUDIO sẽ chia sẻ các bước chụp nhé

Một số lưu ý trước khi bắt đầu
Bạn cần phải có những kiến thức nền tảng về Khẩu độ, tốc độ và ISO để có thể chụp được một bức ảnh chuyển động.

Chup Do An Chuyen Dong Trong Food Photography (3)
Cách chụp Food Photography chuyển động
Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu với những câu hỏi: Làm thể nào để bắt được chuyển động? Các bước cần thiết như thế nào?

Thêm một lưu ý nhỏ:

  • Nếu muốn chụp các dung dịch lỏng, hãy đảm bảo nó đủ độ đậm đặc, tức là không được quá lỏng cũng không được quá sệt.
  • Vì nếu quá sệt, khi rưới lên, dòng chảy nước sốt sẽ bị đứt quãng khi chụp, còn nếu quá lỏng, nước sốt sẽ chảy rất nhanh đôi khi không chụp kịp.
  • Nếu nước sốt bạn tưới lên món Salad quá sệt, hãy pha loãng với một ít nước.

B1. Chuẩn bị 1 chân máy
Điểm khác biệt khi chụp Food so với nhiều thể loại nhiếp ảnh khác là đồ ăn luôn đứng yên, khác với những thể loại nhiếp ảnh thể thao, đời sống, động vật,… chúng luôn di chuyển, thậm chí nó còn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết như ánh sáng, mưa gió,…

Đồ ăn thì khác, nó luôn đứng yên, nên bạn hoàn toàn có đủ thời gian để sắp xếp, chỉnh sửa, di chuyển chúng theo ý mình muốn.

Vì vậy, chân máy rất quan trọng nếu như bạn muốn khung hình được cố định.

Việc không có chân máy tuy vẫn có thể chụp được những bức ảnh động, tuy nhiên nó sẽ khó nhằn hơn cho bạn.

B2. Lên bố cục cho bức ảnh
Bạn hãy chọn 1 vị trí thích hợp đủ ánh sáng như cạnh cửa sổ để cố định máy ảnh với chân máy, nếu bạn có đèn chụp thì càng tốt.

Sau khi cố định máy ảnh với chân máy, cố định góc chụp với phông nền chụp ảnh đặt sẵn, việc cần làm làm di chuyển những món phụ kiện chụp ảnh xung quanh để tạo bố cục, sau đó bạn có thể tha hồ thao tác, tạo chuyển động theo ý mình muốn.

B3. Thiết lập cài đặt trên máy ảnh (hoặc điện thoại)
Như đã đề cập bên trên, việc đầu tiên là bạn cần hiểu về thông số chụp ảnh: Khẩu độ, Tốc Độ và ISO trước khi bắt đầu chụp.

Việc nắm được 3 thông số này sẽ giúp bức ảnh chụp ra đúng ánh sáng, không bị quá chói hay quá tối.

Khi đã nắm được thì chúng ta sẽ qua bước tiếp theo.

> Cài đặt tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập là yếu tố quyết định

Hãy tăng tốc độ màn trập và chỉnh 2 thông số còn lại là khẩu độ và ISO

Tốc độ màn trập nó quyết định khả năng bắt chuyển động của bức ảnh, tốc độ càng nhanh thì khi chụp các vật chuyển động, máy ảnh sẽ bắt được vật đó ở trạng thái đứng yên và đầy đủ chi tiết. Ngược lại nếu tốc độ chụp quá chậm, vật thể chụp ra sẽ bị nhòe.

Nên điều quan trọng là tốc độ phải đạt được ít nhất là 1/125 giây

Sau khi chỉnh tốc độ, bạn chỉnh 2 thông số còn lại cho phù hợp, ISO từ 100 có thể nâng lên 400 hoặc 800. Khẩu độ nên mở lớn nhất theo thống số của máy bạn (f 1.8, f2.0,…)

Chup Do An Chuyen Dong Trong Food Photography (2)

Khi rắc bột, nếu tốc độ chụp quá chậm, các hạt bột sẽ bị nhòe.

> Cài đặt điểm lấy nét
Điểm lấy nét nên để chế độ lấy nét thủ công để dễ kiểm soát.

> Cài đặt chế độ chụp liên tục
Bạn hãy chọn chế độ chụp liên tục, vì đôi khi khoảnh khắc nó chỉ xuất hiện 1 lần, nên hãy chụp nhiều tấm liên tục rồi mình lựa sau nhé.

B4. Tiến hành Chụp
Bây giờ hãy bắt đầu chụp nào… Mà khoan.. nếu mình chụp thì phải có người mẫu để thao tác chứ nhỉ?

Thật ra bạn vẫn có thể tự chụp rồi tự thao tác được với 2 cách sau đây

Sử dụng chế độ hẹn giờ: Cách đơn giản và ít tốn kém nhất, sau khi máy ảnh đã được gắn trên chân máy thì mình cứ hẹn giờ rồi chạy ra thao tác thôi..
Sử dụng Dây bấm mềm hoặc Remote: Có dây hoặc không dây đều được. Nếu có điều kiện thì sắm thêm cũng tốt, mình ở xa máy ảnh có thể tự bấm chụp vào thời điểm thích hợp mà không cần canh thời gian cho mất công.
Sau khi hẹn giờ thì nhanh chóng tiến hành thôi, đổ nước sốt lên món ăn và đợi máy chụp nhiều shot liên tục, đảm bảo là canh đúng thời điểm nhé.

Thành quả
Sau khi chụp thì ta tiến hành lựa chọn bức ảnh vừa ý nhất và hậu kì, tận hưởng thành quả thôi

Việc chụp một bức ảnh động sẽ làm cho bức ảnh có câu chuyện hơn, mang lại cảm giác thú vị cho người xem hơn so với những bức ảnh tĩnh nhàm chán.

Chup Do An Chuyen Dong Trong Food Photography (5)

Và cuối cùng là bạn hãy đọc đi đọc lại nhiều lần nếu chưa nắm vững những kiến thức này, điều quan trọng nhất là thực hành thật nhiều, từ đó bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị hơn.

Chúc bạn thành công nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *